Có lẽ xe tải chở hàng đã trở nên quá thông dụng với mọi người, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về các loại xe để chọn đúng loại xe tải chở hàng phù hợp nhất khi thuê dịch vụ chở hàng thuê ở ngoài. Cùng Vận tải Thành Phát tìm hiểu cách phân biệt các loại xe tải chở hàng ngay nhé!
Lịch sử hình thành các loại xe tải chở hàng
Trước tiên, cùng điểm qua lịch sử hình thành, xe tải là loại xe có động cơ thường dùng để vận chuyển hàng hóa. Khác với các loại xe hơi thường thường được chế một loại thân duy nhất (trừ xe minivan) thì đa số các loại xe tải được thiết kế với khung cứng (chassis) xung quanh . Các loai xe tải có nhiều kích cỡ to nhỏ khác nhau hay xe sơ mi rơ móc chạy trên cao tốc.
Bắt đầu với xe tải chạy bằng hơi nước
Được phát minh bởi Nicolas Joseph Cugnot vào năm 1769 và bắt đầu phổ biến vào đầu thế kỉ XIX và mãi đến năm 1881 thì chiếc xe kéo móc đầu tiên xuất hiện bằng máy hơi nước tên là De Dion.
Phát minh ra động cơ đốt trong
Chiếc xe tải với động cơ đầu tiên được ra đời vào năm 1895 được phát minh bởi Karl Benz. Ngoài ra Gottlieb Daimler cũng thiết kế một loại xe tải động cơ đốt trong khác vào năm 1898. Sau đó lần lượt các mẫu xe tải khác ra đời, sau thế chiến đệ nhị thì xe tải với nhiều cải tiến cho lốp, động cơ khởi động, phanh, buồn lái… từ các hãng xe Ford, Peugeot, Renault…
Phát minh Động cơ Diesel
Được phát minh vào năm 1890 nhưng mãi đến thập niên hai mươi của thế kỉ XX mới được áp dụng nhiều và được dùng phổ biến cho tới tận ngày nay cùng với động cơ chạy bằng xăng.
>>> Xem thêm: Xe tải chạy bằng Xăng hay dầu?
1. Phân loại theo trọng tải xe
– Loại Xe tải hạng nhẹ: trọng tải rơi vào khoảng 1 – 6 tấn, có thiết kế nhỏ dễ chạy được đường hẹp, đông dân cư. Vì vậy phù hợp để chuyển nhà, chuyển văn phòng, thiết bị máy móc nhỏ vận chuyển hàng hoá nội thành.
– Loại Xe tải hạng trung: có trọng tải từ 7 – 15 tấn phù hợp để chạy đường dài, chở hàng liên tỉnh. Tuỳ theo loại hàng hoá mà có các mức giá vận chuyển khác nhau.
Giá thuê loại xe này tuỳ thuộc vào hàng hoá và quảng đường vận chuyển. Thông thường chúng tôi dùng loại xe này để vận chuyển thiết bị sản xuất, máy móc công nông nghiệp, nông sản, hàng hoá nặng…
– Loại Xe tải hạng nặng: có tải trọng khoảng 16 – 40 tấn thường chở hàng hoá khối lượng lớn vận chuyển đường xa như các mẫu xe đầu kéo rơ mooc kéo container. Giá thuê loại xe này cao nhất trong cả các loại.
2. Phân loại xe tải theo cấu tạo
– Xe tải có thùng kín: là loại xe có thùng kín đáo để bảo vệ hàng hoá giá trị cao tránh mưa gió, ảnh hưởng từ thời tiết khi vận chuyển đi xa.
– Xe tải thùng phủ mui bạt: có thiết kế thung lắp thêm khung kim loại để phủ bạt ở trên, giúp không khí bên trong thoáng khi hơn.
Khi không bỏ mui bạt thì có thể chở vật liệu xây dựng, vật liệu sắt thép, dở mui ra lúc bốc vác hàng hoá sẽ thuận tiện hơn.
– Xe tải có thùng đông lạnh: các mẫu xe này thường làm xe tải chở thuê các loại hàng thực phẩm tươi sống, nông sản, hoa quả để vận chuyển đường dài. Mức giá loại xe này cao hơn các loại xe cùng tải trọng.
3. Phân loại xe tải theo nhiên liệu động cơ Xăng hoặc dầu diesel
Thông thường các xe tải thường chạy bằng dầu diesel là chủ yếu từ các dòng xe tải lớn, nhỏ, xe container, thùng kín hay mui bạt.
Ngoài ra cũng có một số dòng xe “xịn”, “bốc” hơn thì chạy bằng xăng, thường là những dòng xe có động cơ mạnh, trọng tải ít. Tuy vậy xe chạy bằng xăng chi phí thuê xe tải chở hàng sẽ cao hơn. Nên ít được các đơn vị vận lựa chọn đầu tư kinh doanh.
Hi vọng qua bài viết trên chúng tôi đã phần nào cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về các loại xe tải hiện nay.
Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/Xe_tải
https://www.fullbay.com/blog/truck-classification/