1. Đăng kiểm là gì?
– Đăng kiểm là hình thức kiểm soát, kiểm tra việc tuân thủ các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn vận hành các phương tiện cơ giới đường bộ, đường thủy cho người và hàng hóa trên các loại phương tiện này. Vậy đăng kiểm xe chính là quy định do cơ quan kiểm định ban hành bắt buộc chủ xe phải thực hiện để đảm bảo xe đạt chất lượng. Công việc đăng kiểm gồm việc kiểm tra máy móc xe đạt tiêu chuẩn theo khung quy định, nếu phần máy móc nào chưa tốt phải sữa chữa thay đổi để đảm bảo an toàn cho người lái xe, cũng như cho những người lưu thông trên đường.
Hiện nay mỗi tỉnh thành của Việt Nam đều có một trung tâm đăng kiểm riêng. Tùy vào từng loại xe cụ thể, tuổi thọ của xe để cơ quan kiểm định đưa ra thời hạn đăng kiểm khác nhau. Thời hạn đăng kiểm xe phải được dán lên lên phía trước kính chắn gió xe ở trước.
– Tác dụng của đăng kiểm: mục đích chính của đăng kiểm chính là kiểm tra độ an toàn của phương tiện vận tải. Nhằm đảm bảo an toàn khi lưu thông của các phương tiện với chính bản thân cũng như với mọi người xung quanh.
2. Quy trình đăng kiểm
Với xe không kinh doanh các loại hình vận tải thì chu kỳ khám lần đầu là 30 tháng và 18 tháng/1 lần cho những lần tiếp theo. Đến 7 năm kể từ ngày sản xuất thì chu kì còn 12 tháng/ 1 lần, trên 12 năm chu kì là 6 tháng.
Quy trình cụ thể như sau:
– Bước 1: Nộp hồ sơ
Hồ sơ bao gồm đăng kí xe, giấy đăng kiểm cũ, bảo kiểm trách nhiệm dân sự, tờ khai, lệ phí (phí kiểm định xe cơ giới, phí cấp chứng nhận).
– Bước 2: Chờ kiểm tra xe
Nếu xe không đạt yêu cầu, thì phải mang đi sửa rồi quay lại kiểm tra sau nên bạn cần bảo dưỡng xe trước khi đi đăng kiểm.
– Bước 3: Đóng phí bảo trì đường bộ
Nếu xe đáp ứng điều kiện đăng kiểm thì bạn sẽ đóng mức phí tùy theo thời hạn từ 1 – 30 tháng với mức phí dao động từ 130.000 – 3660000 VNĐ
Bước 4: Dán tem đăng kiểm mới
Sau khi hoàn tất các thủ tục thì bạn chỉ việc dán tem đăng kiểm rồi nhận hồ sơ là xong
3. Thời hạn đăng kiểm bao lâu
Theo thông tư 16/2021/TT-BGTVT ngày 1/10/2021 thì thời hạn gia hạn đăng kiểm ô tô kinh doanh các loại hình vận tải tăng lên thành chu kì 12 tháng thay vì 6 tháng như trước đó.
– Xe ô tô chở người các loại đến 9 chỗ ngồi (không kinh doanh vận tải): thời hạn đăng kiểm lần đầu là 30 tháng. Những lần tiếp theo với xe sản xuất 7 năm thì chu kì đăng kiểm 18 tháng, xe sản xuất 12 năm thì chu kì đăng kiểm 12 tháng, sản xuất trên 12 năm thì chu kì đăng kiểm 6 tháng.
Với ô tô sản xuất trên 15 năm trở lên thì chu kì đăng kiểm là 3 tháng 1 lần.
– Ô tô chở người 9 chỗ ngồi, có kinh doanh vận tải và ô tô trên 9 chỗ ngồi: Với xe không cải tạo thì thời hạn đăng kiểm lần đầu là 18 tháng, những lần sau là 6 tháng. Còn đối với xe qua cải tạo (thay đổi thiết kế) thì thời gian đăng kiểm đầu là 12 tháng, những lần sau là 6 tháng.
– Các loại xe đầu kéo, rơ moóc, sơ mi rơ moóc, ô tô tải khác:
+ Với xe sản xuất đến hạn 7 năm thì đăng kiểm lần đầu là 24 tháng, lần 2 là 12 tháng.
+ Với xe trên 7 năm thì lần đăng kiểm đầu là 24 tháng, còn lần thứ 2 là 6 tháng.
+ Với xe rơ móc, xe đầu kéo trên dưới 12 năm thì thời gian đăng kiểm lần đầu là 24 tháng, những lần tiếp theo là 12 tháng.
+ Với xe rơ moóc, đầu kéo sản xuất trên 12 năm thì thời gian đăng kiểm lần đầu là 24 tháng và chu kì đăng kiểm là 6 tháng.
+ Riêng các loại xe ô tô, đầu kéo đã qua cải tạo thì chu kì đăng kiểm lần đầu là 12 tháng và những lần tiếp theo là 6 tháng.
+ Ô tô tải, xe đầu kéo trên 20 năm thì chu kì đăng kiểm là 3 tháng 1 lần.
>>> Xem thêm: Mức phạt quá tải và cách tính % xe quá tải 2022