Chắc hẳn mọi người không còn xa lạ với thuật ngữ “hàng tồn kho”, tuy nhiên không phải ai cũng nắm hết thông tin hàng tồn kho bao gồm những loại gì. Hiểu đúng về hàng tồn kho sẽ đem đến lợi ích về dự trữ hàng hóa, gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp, cùng Thành Phát tìm hiểu ngay về Hàng tồn kho và các loại hàng tồn kho ngay nhé!
1. Hàng tồn kho là gì?
Hàng tồn kho là hàng hóa, tài sản được doanh nghiệp mua vào để sản xuất hoặc bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bao gồm: hàng hóa mua đang đi trên đường, nguyên vật liệu, dụng cụ, công cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng gửi bán, hàng hóa, hàng hóa được lưu giữ tại kho bảo thuế doanh nghiệp.
Hiểu đơn giản hàng hàng tồn kho là khi hạch toán các mặt hàng, nguyên vật liệu thô mà công ty sử dụng trong quá trình sản xuất hoặc bán hàng. Khi đó bạn cần phải quản lí hàng tồn kho đảm bảo đủ số lượng hàng dự trữ và xác định khi nào có sự thiếu hụt. Bạn cần đếm, liệt kê các mặt hàng, hàng tồn kho chính là tài sản lưu động và dùng để chỉ tất cả hàng tồn kho trong các giai đoạn sản xuất khác nhau. Bằng cách giữ hàng, các nhà bán lẻ, nhà sản xuất đều có thể tiếp tục bán các mặt hàng. Hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán là tài sản chính, tuy vậy hàng tồn kho cũng có thể trợ thành một khoản nợ thực tế. Chính vì vậy Hàng tồn kho ảnh hưởng đến sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.
Ngoài ra, hàng tồn kho cũng được xem là bước trung gian giữa sản xuất và hoàn thành đơn đặt hàng, là trọng tâm của tất cả hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng bán hàng của doanh nghiệp. Ví dụ, để theo dõi nguyên vật liệu thô, thành phẩm hay vật liệu đóng gói, thì doanh nghiệp cần thu thập dữ liệu ảnh hưởng đến hoạt động mua hàng, và khả năng mua hàng trong tương lai của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Việc nắm bắt được xu hướng mua hàng, tốc độ bán hàng để bổ sung hàng tồn kho và các mặt hàng được ưu tiên mua trước để nhập kho. Nắm đúng tình trạng thông tin sẽ giúp đáp ứng hàng hóa của khách hàng, cải thiện quan hệ với khách hàng, dòng tiền và lợi nhuận. Ngoài ra còn giảm lượng tiền thất thoát do hàng tồn kho, sự chậm trễ khi tái nhập kho.
Ví dụ thực tế: Doanh nghiệp thế giới di động kinh doanh bán điện thoại Iphone 13, trong quá trình tính toán hàng tồn kho không chính xác dẫn đến khi số lượng lớn khách hàng đến mua Iphone 13 không có đủ hàng, làm giảm doanh thu, cũng như gây ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp.
2. Hàng tồn kho bao gồm những loại nào?
Hàng tồn kho bao gồm những loại sau đây:
– Nguyên vật liệu: là những vật liệu mà công ty sử dụng để tạo ra và hoàn thiện sản phẩm. Nguyên vật liệu được chia làm 2 loại: loại nguyên vật liệu thô khác so với hình dạng ban đầu khi tạo ra thành phẩm (ví dụ dầu béo động thực vật tạo ra xà phòng) và loại dùng để tạo ra và hoàn thiện sản phẩm (ví dụ: con vít lắp ráp máy móc).
Ví dụ: công ty may mặc sản xuất áo quần thì cần dự trù các thành phần là vải, chỉ…
– Bán thành phẩm – Work-in-process (WIP): là hàng hóa hoặc thành phẩm được hoàn thiện một phần hoặc đang trong quá trình hoàn thành, loại này được chuyển từ nguyên liệu thô sang thành phẩm. Hàng bán thành phẩm thường tồn tại trong các nền công nghiệp sản xuất máy tính, điện thoại, ô tô, xe máy… các loại này đang được hoàn thành một phần và chờ lắp ráp thêm các linh kiện khác như pin, ổ cứng, ram với máy tính, điện thoại, hay là bóng đèn, ac-quy với xe máy, ô tô…
– Thành phẩm: là mặt hàng sản xuất ra, hoặc nhập về có sẵn để bán trực tiếp tay người tiêu dùng.
– Hàng tồn kho phụ tùng thay thế, phục vụ quá trình sữa chữa bảo dưỡng: đây là phụ tùng, linh kiện máy móc dự trữ để phục vũ cho việc bảo dưỡng, thay thế phục vụ trong quá trình sản xuất, bảo dưỡng tại nhà máy, hoặc dự trù bảo dưỡng, thay thế linh kiện cho khách hàng đến bảo hành.
– Vật liệu đóng gói và đóng gói: là hàng tồn kho được sử dụng để đóng gói hàng hóa, được sử dụng làm đóng gói sơ cấp và đóng gói thứ cấp của hàng hóa thành phẩm, nhãn, thông tin SKU. Đóng gói cấp ba với bao bì số lượng lớn phục vụ việc vận chuyển hàng hóa.
Ví dụ: Công ty bán hạt dưa, hướng dương, vào dịp Tết nhu cầu hàng loại này nhiều, thì cần số lượng lớn các bao bì để đựng… Vì vậy cần phải dự trù các mặt hàng này. Hoặc một cửa hàng gạo, cần đóng gói hàng bằng Pallet thì phải dự trù trước.
Tại một công ty hạt giống, vật liệu đóng gói chính là túi kín có chứa, ví dụ, hạt lanh. Đặt các túi hạt lanh vào hộp để vận chuyển và bảo quản là cách đóng gói thứ cấp. Bao bì cấp ba là bao bì co rút cần thiết để vận chuyển các pallet của hộp đựng sản phẩm.
– Hàng tồn kho đệm (Dự trữ an toàn và dự phòng): là lượng hàng tồn kho bổ sung mà một công ty mua và lưu trữ để trang trải cho các sự kiện bất ngờ. Hàng tồn kho dự trữ an toàn có chi phí vận chuyển, nhưng nó sẽ giúp tăng hỗ trợ cho sự hài lòng của khách hàng. Hàng tồn dự trữ bao gồm các nguyên liệu thô hoặc thành phẩm mà một doanh nghiệp mua dựa trên xu hướng sản xuất và bán hàng. Nếu giá nguyên liệu thô đang tăng hoặc sắp đến thời điểm bán hàng cao điểm, doanh nghiệp có thể mua dự trữ an toàn.
– Hàng tồn kho tách rời (Decoupling Inventory): là thuật ngữ chỉ hàng tồn kho tại mỗi trạm dây chuyền sản xuất nhằm ngăn chặn việc ngừng hoạt động (thường áp dụng cho các công ty sản xuất hàng hóa). Bởi vì trong các hoạt động sản xuất thì máy móc phải luôn hoạt động liên tục, việc dừng máy móc sẽ tiêu tốn chi phí cho doanh nghiệp như khấu hao nhàn rỗi, thiệt hại… Vì vậy để tránh thiếu sản phẩm đầu vào tại các địa điểm máy móc sản xuất trực tiếp thì cần phải có hàng tồn kho tách rời – Decoupling Inventory để máy hoạt động liên tục.
– Hàng tồn kho theo chu kỳ: các công ty thường đặt hàng tồn kho theo chu kỳ từng lô hàng để có số lượng hàng tồn kho phù hợp với chi phí lưu kho thấp nhất. Vì vậy cần lên kế hoạch lượng hàng tồn kho trong thời gian nhất định chính là khoảng thời gian đơn đặt hàng hoặc thời gian chu kỳ sản xuất.
Ví dụ: Một nhà hàng cần 1000 đôi đũa cho 1 tuần. Vì vậy hàng tuần họ sẽ đặt lô hàng 1000 đôi và nó đang trên đường vận chuyển đến.
– Hàng tồn kho dịch vụ: là dạng hàng tồn kho đối với các ngành dịch vụ dự trù để doanh nghiệp có thể cung cấp trong một thời kỳ nhất định.
Ví dụ đối với lĩnh vực khách sạn, có 100 phòng, có 700 dịch vụ lưu trú một đếm trong dịp lễ 30/4 – 1/5.
– Hàng tồn kho đang di chuyển: là dạng hàng tồn kho di chuyển giữa nhà sản xuất đến các trung tâm phân phối, kho hàng. Hàng hóa ở đây có thể là thành phẩm hoặc nguyên vật liệu thô, bán thành phẩm.
Còn được gọi là hàng tồn kho đường ống, hàng tồn kho quá cảnh là hàng tồn kho di chuyển giữa nhà sản xuất, các kho hàng và trung tâm phân phối. Có thể mất hàng tuần để di chuyển giữa các cơ sở.
Ví dụ: Một siêu thị đặt hàng 100 thùng vở đang trên đường vận chuyển đến cho kịp năm học mới.
>>>Bài viết hữu ích: Cách đóng gói sản phẩm để giao hàng
– Hàng tồn kho lí thuyết: còn được gọi là kiểm kê sổ sách, kiểm kê lý thuyết là số lượng hàng tồn kho ít nhất mà một công ty cần để hoàn thành một quy trình mà không cần chờ đợi. Tồn kho lý thuyết được sử dụng hầu hết trong sản xuất và công nghiệp thực phẩm. Nó được đo bằng công thức thực tế so với lý thuyết.
ví dụ: Một tiệm cafe đặt mục tiêu ngân sách 30% cho nguyên liệu đồ uống, nhưng thực tế là 33%, tất là có 3% nguyên vật liệu đồ uống bị thất thoát, hoặc nhân viên đã lãng phí, hoặc sử dụng chúng.
– Hàng tồn kho dư thừa: còn được gọi là hàng tồn kho lỗi thời, hàng tồn kho dư thừa là hàng hóa hoặc nguyên liệu thô chưa được bán hoặc chưa sử dụng mà công ty không muốn sử dụng hoặc bán nhưng vẫn phải trả tiền để lưu trữ.
Ví dụ: công ty sản xuất 100.000 hộp kem đánh răng đặc biệt cho kì Word Cup 2022, nhưng mới chỉ được bán 50.000 sau khi kì Word Cup 2022 kết thúc, còn lại 50.000 không ai mua buộc phải bán giảm giá, hoặc đẩy đi nhanh trước khi phải loại bỏ chúng.
Có thể nói việc kiểm soát hàng tồn kho giúp công ty mua đúng số lượng hàng tồn kho vào đúng thời điểm giúp tối ưu hóa mức tồn kho, giảm chi phí lưu kho và ngăn ngừa tình trạng hết hàng, đảm bảo lợi nhuận cho công ty. Hi vọng bài viết vừa rồi phần nào giúp bạn hiểu hơn về hàng tồn kho là gì và hàng tồn kho bao gồm những loại nào, cùng đón đọc bài viết khác của Thành Phát nhé!