1. Điều kiện giao hàng CIF
1.1 Điều kiện giao hàng CIF là gì?
CIF được hiểu là điều kiện giao hàng tại cảng dỡ hàng “Cost, Insurance, Freight (tiền hàng, bảo hiểm, cước phí)”. Thông thường, điều kiện này sẽ được viết gắn liền với tên của một cảng biển nào đó.
Ví dụ: CIF Da Nang.
1.2 Khác nhau giữa điều kiện giao hàng CIF và giao hàng CIP
CIP (Carriage and Insurance Paid to- vận chuyển và bảo hiểm trả cho) nghĩa là người bán chịu trách nhiệm giao hàng, chi phí giao hàng và chi phí bảo hiểm hàng hóa cho đến khi chúng được chuyển giao cho người vận chuyển đầu tiên để giao hàng hóa. Lúc này việc giao hàng diễn ra, người mua sẽ chịu mọi trách nhiệm.
Chính vì vậy có sự khác nhau giữa điều kiện giao hàng CIF và CIP ở những điểm sau đây:
– Về phương thức vận chuyển:
CIF: chỉ áp dụng với vận tải đường biển
CIP: Áp dụng với hầu hết các hình thức vận tải hiện nay.
Về chuyển giao trách nhiệm vận tải
CIF: Bên bán chịu trách nhiệm từ kho người bán đến trực tiếp cảng dỡ hàng.
CIP: Bên bánh chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến trực tiếp địa điểm mà bên mua chỉ định.
– Về phạm vi bảo hiểm:
CIF: Bắt buộc có bảo hiểm để trách rủi ro trong quá trình giao hàng.
CIP: Bắt buộc bên bán mua bảo hiểm nhưng không có quy tắc bắt buộc về mức bảo hiểm phải mua.
– Về chuyển giao rủi ro giữa CIF và CIP:
CIF: Thời gian chuyển giao rủi ro là thời điểm hàng hóa đến cảng dỡ hàng.
CIP: Thời điểm chuyển giao rủi ro là khi bên vận tải đầu tiên nhận được hàng, bên bán trả phí vận chuyển. Từ giai đoạn này thì bên mua sẽ chịu trách nhiệm rủi ro.
>>> Xem thêm bài viết liên quan:
Điều kiện DDP- DDP incoterms 2020 cập nhập mới nhất
2. Những điều cần lưu ý với điều kiện giao hàng CIF
2.1 Giao hàng CIF có chịu thuế nhà thầu không?
Mặc dù đã có quy định rõ về các đối tượng phải chịu thuế nhà thầu nhưng do sự khó khăn trong việc xác định đối tượng, theo đó, các điều khoản giao hàng của Incoterms mà có thời điểm chuyển giao rủi ro trước khi hàng hóa sang lãnh thổ Việt Nam (EXW, FOB, FCA, FAS, CFR, CIF, CPT, CIP – Incoterms 2010) thì đều không làm phát sinh thuế nhà thầu.
Vậy nên CIF không thuộc đối tượng chịu thuế nhà thầu.
2.2 Tiền bảo hiểm trong CIF
Khi người mua yêu cầu, người bán sẽ phụ thuộc vào thông tin do người mua cung cấp, và chịu phí tổn, mua bảo hiểm bổ sung như bảo hiểm chiến tranh hoặc các điều kiện tương tự như bảo hiểm đình công…
Giá trị bảo hiểm tối thiểu phải bằng 110% giá hàng hóa quy định trong hợp đồng và bằng đồng tiền của hợp đồng.
Bảo hiểm phải có giá trị hiệu lực từ thời điểm giao hàng và kết thúc ít nhất đến cảng quy định.
Người bán phải cung cấp cho người mua chứng thư bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc các bằng chứng khác về việc mua bảo hiểm.
Ngoài ra, người bán phải cung cấp cho người mua những thông tin người mua yêu cầu và chịu chi phí (nếu có) về những thông tin người mua cần để mua bảo hiểm bổ sung.