1. Tải trọng là gì?
1. Khái niệm tải trọng
Tải trọng chính là lực từ bên ngoài (hàng hoá) tác động lên xe phản ánh sức bền cơ học của xe. Nói cách khác tải trọng của xe chính là khối lượng hàng hoá có trên xe. Ví dụ một chiếc xe được yêu cầu chở hàng hoá 10 tấn thì 10 tấn đó chính là tải trọng của xe.
Dựa trên những thông số của xe, nhà nước sẽ ban hành các quy định về sức chở hàng hoá cùng xe để xem xe đó có chở quá tải trọng quy định hay không. Đây là thông số quyết định để người mua có nên mua dòng xe đó hay không phù hợp cho nhu cầu của mình. Cũng như nhằm tránh tình trạng chở hàng quá quy định gây tai nạn giao thông.
2. Quy định về tải trọng hiện nay
Có 2 loại tải trọng xe gồm các loại xe gắn sơ mi rơ moóc (thân rời) và các loại xe tải thùng (thân liền)
Quy định tải trọng với xe thân liền:
– Có tổng số trục bằng hai, tổng trọng lượng của xe ≤ 16 tấn
– Có tổng số trục bằng ba, tổng trọng lượng của xe ≤ 24 tấn
– Có tổng số trục bằng bốn, tổng trọng lượng của xe ≤ 30 tấn;
– Có tổng số trục bằng năm hoặc lớn hơn, tổng trọng lượng của xe ≤ 34 tấn;
Đối với tổ hợp xe đầu kéo với hoặc sơ mi rơ moóc:
– Có tổng số trục bằng ba, tổng trọng lượng của xe ≤ 26 tấn;
– Có tổng số trục bằng bốn, tổng trọng lượng của xe ≤ 34 tấn;
– Có tổng số trục bằng năm hoặc lớn hơn, tổng trọng lượng của xe ≤ 40 tấn;
2. Trọng tải là gì?
1. Khái niệm
Trọng tải là mức chịu nặng tối đa được cho phép của các phương tiện vận chuyển (xe tải, ô tô, container…) do nhà chế tạo thông tin về các thông số kĩ của xe. Thông thường khi đi kiểm định thì tải trọng của xe là trọng tải được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kĩ thuật (ATKT) và bảo vệ môi trường (BVMT) của các phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
2. Các loại trọng tải xe phổ biến
Trên thị trường có nhiều các dòng xe tải với trọng tải khác nhau phù hợp với từng mục đích của khách hàng, doanh nghiệp. Dưới đây là các loại trọng tải phổ biển của xe:
– Xe trọng tải dưới 5 tấn gồm: 1, 1.4, 1.5, 1.9, 2, 2.2, 2.4, 2.5, 2.9, 3, 3.5 tấn
– Xe trọng tải dưới tấn: 5, 5.5, 6, 6.2, 6.5, 7, 8, 8.2, 9 tấn…
– Xe tải trọng trên 10 tấn, 15, 18, 24… tấn
Tuỳ theo trọng tải mà số hàng hoá được chở cũng nhiều hay ít vì vậy khách hàng thường chọn những mẫu xe đúng với mục đích của mình nhằm tiết kiệm chi phí, tối ưu hiệu quả.
>>> Xem thêm: Mã vùng biển số xe và cách tra cứu