1. Xe tải là gì?
1.1 Khái niệm, nguồn gốc xe tải?
Xe tải động cơ Diesel ngày xưa
Xe tải là loại xe có động cơ được thiết kế để chuyên dùng chở hàng hóa, vận chuyển hàng tận nơi một cách nhanh chóng, tiện lợi. Khởi nguồn của xe tải với động cơ chạy bằng hơi nước. Qua các thời kì động cơ xe tải được tiến hóa dần thành động cơ đốt trong rồi đến động cơ chạy bằng Diesel (được phát minh bởi Rudolf Diesel) và Xăng (được phát minh bởi Nikolaus August Otto) thông dụng như ngày nay.Các mẫu xe tải thường được thiết kế với khung cứng Chassis, là bộ khung xương chính có vai trò nâng đỡ, các bộ phận của xe để tạo nên một khung xe thống nhất, chắc chắn nên được gọi là Xe tải Chassis.
Xe tải khung Chassis
Khác với kiểu Chassis thì một số dòng xe kiểu minivan hay còn còn gọi Xe tải Van, với thiết kế dạng hộp kín, thường dùng để chở khách kết hợp chở hàng hóa. Phía đuôi xe có cửa 2 cánh dễ dàng cho hàng hóa vào, phía bên hông là cửa dạng trượt. Xe tải Van được thiết kế từ 10 – 16 chỗ ngồi tùy theo loại xe dạng nhỏ và lớn khác nhau.
Xe tải minivan
Ngoài ra còn có xe bán tải (pickup truck) với cấu tạo cabin phía trước và thùng đựng hàng hóa hóa phía sau nên mới được gọi là xe bán tải (trông giống với các mẫu xe ô tô con). Dòng xe này chở hàng khá thuận tiện, có thể chạy dễ dàng trong thành phố, tuy vậy không chở được hàng nặng và nhiều được. Để chở được hàng kích cỡ lớn hơn bạn phải sử dụng các mẫu xe kiểu Chassis hoặc là dùng xe sơ mi rơ móc kéo, xe container.
Xe bán tải
1.2 Cấu tạo xe tải
Mỗi bộ phận của xe tải đảm nhiệm một nhiệm vụ, cùng điểm qua các nhóm bộ phận quan trọng của xe tải sau đây:
– Đầu tiên là bộ phận điều khiển xe: bao gồm chân ga, chân côn, đồng hồ đo nhiệt độ, đồng hồ đo nhiên liệu, công tơ mét đo km đã chạy, bánh lái xe, đèn cảnh báo, tay phanh, chân côn.
– Nhóm bộ phận máy móc: ống xả, khí xả, máy lạnh, cần gạt nước, pin ắc quy, phanh, động cơ, hộp số, đề máy, buji ô tô, dây đai kéo quạt.– Bộ phận bên ngoài của xe: gương chiếu hậu ngoài, gương chiếu hậu trong, đèn phanh, đèn báo sự cố, đèn xi nhan, đèn pha.
– Các bộ phận khác: biển số xe, dây an toàn, hãm xung, bánh xe, bánh dự phòng, cửa sổ, kính, điều hòa, bộ phận khóa, ngăn chứa đồ, bộ định vị vệ tinh, ăng ten, ghế ngồi, bình chứa nhiên liệu, nắp thùng xe, thùng xe.
1.3 Các loại xe tải
Thông thường xe tải được phân làm 2 loại là theo cấu tạo và theo trọng tải:
– Phân loại theo cấu tạo:
+ Xe tải thùng kín
+ Xe tải thùng phủ mui bạt
+ Xe tải có thùng đông lạnh
– Phân loại theo trọng tải:
+ Xe tải hạng nhẹ: 1 – 6 tấn
+ Xe tải hạng trung: 7 – 15 tấn
+ Xe tải hạng nặng: 16 – 40 tấn
– Các loại xe tải khác: Xe tải ben, xe bồn, xe đầu kéo rơ mooc container
>>> Xem thêm tại đây: Phân biệt các loại xe tải chở hàng mới nhất hiện nay
1.4 Ứng dụng xe tải vào đời sống
Xe tải với nhiệm vụ chủ yếu là vận chuyển hàng hóa
Xe tải được ứng dụng với mục đích để vận chuyển hàng hóa. Từ các lĩnh vực thương mại chở hàng từ điểm sản xuất đến các cơ sở kinh doanh cho đến các ngành công nghiệp sản sản xuất chở các nguyên vật liệu đến các nhà máy xí nghiệp, chở vật liệu chuyên dụng
Ô tô tải được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau tùy thuộc vào múc đích của con người. Đối với thương mai ô tô tải là phương tiện dùng để chuyên chở hàng hóa từ cơ sở sản xuất hoặc nhà kho đến các cơ sở kinh doanh. Đối với các ngành công nghiệp sản xuất ô tô tải dùng để chở nguyên vật liệu cho hệ thống sản xuất đến các nhà máy, xí nghiệp. Còn đối với xây dựng ô tô tải có thể được sử dụng chuyên chở nguyên vật liệu xây dựng cho các công trình xây dựng
2. Giải đáp xe tải 2, 3, 4, 5 chân là gì?
Với những người trong ngành vận tải, tài xế thì có lẽ xe 2, 3, 4, 5 chân đã quá am hiểu và quen thuộc. Tuy vậy không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa của chân xe tải là gì. Thực chất 1 chân xe tải là một trục ngang của xe với nhiệm vụ chính là kết nối giữa bánh xe 2 bên, tạo thành một trục chuyển động truyền tải lực xe lên các lốp, mỗi một trục xe có thể là 1 bánh xe hoặc 2 bánh xe để tại thành 1 trục chính. Để hiểu rõ hơn cùng tìm hiểu chi tiết về định nghĩa xe tải 2, 3, 4, 5 chân.
2.1 Xe tải 2 chân là gì?
Xe tải 2 chân là xe có 2 trục trước và sau, thông thường có 4 bánh hoặc 6 bánh xe với trọng tải tối đa 9 tấn. Với mẫu xe 6 bánh trục phía trước đánh lái có 2 bánh xe, trục phía sau là bánh kép (4 bánh chia đều mỗi bên trục 2 bánh) có thể chịu tải tốt hơn, thường là mẫu xe lớn và cũng có giá thành cao hơn.
2.2 Xe tải 3 chân có bao nhiêu bánh?
Xe tải 3 chân là xe tải có 3 trục ngang gồm 10 bánh, trục trước đánh lái là trục đơn gồm 1 bánh xe mỗi bên, 2 trục sau bắt buộc là bánh kép (mỗi trục 4 bánh chia đều cho 2 bên) để có thể chịu tác nặng được. Thông thường một giàng lốp của 1 trục sẽ chịu tải được 5 tấn, 3 trục chịu tải được 15 tấn. Đây là mẫu xe khá thông dụng do các mẫu xe tải 15 tấn chở được hàng hóa có trọng tải lớn, dễ dàng tối ưu chi phí cho khách hàng.
2.3 Xe tải 4 chân (giò) là gì?
Tương tự với xe tải 3 chân thì xe tải 4 chân cũng có 4 trục chính với 12 bánh xe. Với 2 trục phía trước mỗi trục 2 bánh để đánh lái, 2 trục phía sau chịu tải, mỗi trục phía sau có 4 bánh chia đều 2 bên. Theo thiết kế các dòng xe tại thì trường Việt Nam thì xe tải 4 chân thường có trọng tải 18 tấn và trọng tải tối đa dưới 30 tấn.
2.4 Xe tải 5 chân có gì đặc biệt?
Tương tự với xe tải 4 giò thì xe tải 5 chân cũng có 5 trục, 2 trục trước để đánh lái mỗi trục có 2 bánh, 2 trục ở sau cùng có bánh kép, mỗi trục có 4 bánh. Tuy nhiên điểm đặc biệt là ở trục thứ 3 (trục giữa) được thiết kế co lên hạ xuống nhờ việc sử dụng các bóng hơi. Khi vận chuyển hàng hóa nặng trải trọng lớn thì sử dụng thêm trục giữa để đảm bảo tính chịu lực cho xe. Trọng tải thông thường 25 tấn và trọng tải tối đa là 34 tấn. Có thể nói đây là mẫu xe có công suất lớn, đáp ứng tốt việc vận chuyển hàng hóa đường dài, khối lượng lớn.
Như vậy là Thành Phát đã giải đáp tất tần tật các thông tin liên quan đến xe tải, trả lời câu hỏi về xe tải 2, 3, 4, 5 chân là gì? Hi vọng qua bài viết vừa rồi sẽ giúp bạn có thông tin chính xác hơn.